Làm thế nào để hiểu 20 chỉ số tài chính quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán?

Đánh giá tình hình của một doanh nghiệp là bước cơ bản đầu tiên mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải thực hiện để có thể có được cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết từ đó đưa ra những quyết định quan trọng. Và đó cũng là lý do mà những chỉ số tài chính trở nên có vai trò trọng yếu được các nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các phân tích, đánh giá. Hiểu được điều đó, thông qua nội dung sau, Trạng Quỳnh xin chia sẻ cùng bạn đọc 20 chỉ số tài chính quan trọng cũng như ý nghĩa của chúng để có thêm nền tảng kiến thức vững chắc.

Đôi nét về các chỉ số tài chính

Chỉ số tài chính là gì?

1 Su dung chi so tai chinh de phan tich danh gia doanh nghiep
Sử dụng chỉ số tài chính để phân tích, đánh giá doanh nghiệp

Chỉ số tài chính có thể được định nghĩa là những mối quan hệ giữa những thông tin tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào các chỉ số này có thể đưa ra những so sánh, phân tích cần thiết từ đó có sự đánh giá chính xác hơn về tình hình của công ty ở thời điểm hiện tại cũng như có thể dự đoán về khả năng phát triển trong tương lai. Cụ thể, chỉ số thường được phân thành bốn loại tổng quát bao gồm:

  • Chỉ số khả năng thanh toán
  • Chỉ số hoạt động
  • Chỉ số đòn bẩy
  • Chỉ số lợi nhuận

Cơ sở tính toán các chỉ số tài chính?

Để tính toán được các chỉ số tài chính, nhà đầu tư cần có được báo cáo tài chính của công ty bởi những con số sử dụng để tính toán đều có thể tìm kiếm tại đây. Cụ thể, báo cáo tài chính của công ty sẽ bao gồm 4 báo cáo chính là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Chỉ số tài chính cần với những đối tượng nào?

Chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người cho vay như ngân hàng và kể cả Nhà nước đều là những đối tượng có sự quan tâm đến các chỉ số tài chính của công ty. Đúng vậy, những con số được biểu hiện thông qua hình thức các chỉ số này có thể cho nhà quản lý biết được tình hình thực tế của công ty đang chiếm ưu thế nào so với đối thủ. Cũng như những nhược điểm cần phải khắc phục trong thời gian tới để làm tăng giá trị và thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty.

Trong khi đó, đối với ngân hàng, chỉ số tài chính cho họ biết được khả năng thanh khoản, khả năng chi trả những món nợ của công ty và mức độ rủi ro họ phải chịu. Và đối với các nhà đầu tư, chính chỉ số này sẽ giúp họ có được câu trả lời cho câu hỏi: “Liệu có nên đầu tư vào công ty hay không?”. Nói cách khác, tùy vào nhu cầu riêng mà mỗi đối tượng sẽ tập trung khai thác một vài chỉ tiêu tài chính nhất định. Do đó, không thể nói đâu là chỉ số quan trọng nhất mà cần tùy vào trường hợp cụ thể khác nhau.

20 chỉ số tài chính quan trọng cần nắm vững

Chỉ số thanh toán

2 Chi so thanh toan cua cong ty moi thanh lap thuong thap
Chỉ số thanh toán của công ty mới thành lập thường thấp

Chỉ số thanh toán hay chỉ số thanh khoản còn được gọi trong tiếng Anh là Liquidity Ratio là chỉ số cho thấy khả năng thanh toán hiện tại của công ty đối với những nghĩa vụ tài chính hiện tại. Nói một cách dễ hiểu, đối với khoản vay nợ ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn cho nhà cung cấp,…thì khả năng thanh toán của công ty đáp ứng như thế nào.

Đa phần những công ty mới thành lập thường có chỉ số thanh toán thấp và thường biến động trong khi những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, vững mạnh thường duy trì chỉ số thanh khoản ở mức tốt và ổn định. Tuy nhiên, cũng không ngoại lệ có những công ty hoạt động lâu năm nhưng vẫn không đảm bảo được chỉ số thanh khoản tốt. Dựa vào điều này có thể thấy rằng khả năng quản lý của công ty đó đang trong tình trạng yếu kém và cần có những cải thiện nhất định hoặc do tình trạng thiếu vốn gây ra.

Chỉ số thanh toán hiện tại

Chỉ số thanh toán hiện tại hay Current ratio là chỉ số tài chính được sử dụng đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những nghĩa vụ tài chính trong vòng một năm.

Chỉ số thanh toán hiện tại = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Theo đó, chỉ số thanh toán hiện tại cần ít nhất bằng 2 mới có thể đánh giá doanh nghiệp có khả năng thanh toán tạm ổn, đủ chi trả cho những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Khi chỉ số trên nhỏ hơn 2 tức khả năng thanh toán của công ty đang gặp phải nhiều vấn đề, có nguy cơ cao không thanh toán đúng hạn.

Chỉ số thanh toán nhanh

3 Nen dua vao chi so thanh toan nhanh de nam bat kha nang thanh toan cua doanh nghiep
Nên dựa vào chỉ số thanh toán nhanh để nắm bắt khả năng thanh toán của doanh nghiệp – topxuyenviet

Chỉ số thanh toán nhanh còn gọi là Quick ratio được tính bằng công thức như sau:

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + chứng khoán ngắn hạn + khoản phải thu ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn

Có thể thấy, so với chỉ số thanh toán hiện tại, chỉ số thanh toán nhanh có tính chính xác cao và đáng tin cậy hơn bởi phạm vi các tài sản ngắn hạn dùng để chi trả cho nợ ngắn hạn lúc này đã được chọn lọc gần như có thể lập tức sử dụng. Theo đó, chỉ số thanh toán nhanh tốt hơn hết nên là 1 không hơn không kém. Sở dĩ nói như vậy bởi nếu một công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt cũng không được đánh giá cao bởi họ chưa sử dụng tốt nguồn vốn hiện tại.

Hoặc nó cũng có thể minh chứng cho việc khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của công ty chưa thực sự tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số tính được lớn hơn 1 quá nhiều sẽ lại cho thấy vấn đề hàng tồn kho của doanh nghiệp đang không đạt được hiệu quả như mong đợi. Điều này không những làm giảm tính thanh khoản cho nợ ngắn hạn còn cho thấy doanh nghiệp sẽ gia tăng rủi ro, chi phí khi nắm giữ khoản tồn kho quá cao.

Chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản

Chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản = Tiền mặt / Tổng tài sản

Chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản của một công ty là chỉ số tài chính thường được sử dụng để thấy tỷ lệ của lượng tiền mặt cũng như các chứng khoán ngắn hạn so với  tổng tài sản. Tùy theo từng thời điểm hiện tại chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản sẽ được đánh giá khác nhau. Đúng vậy, theo quan điểm của một số nhà quản lý, chỉ số trên cao sẽ ghi được điểm trong mắt các đối tác bởi nó đảm bảo cho khả năng chi trả ngắn hạn tốt. Nhưng ở một khía cạnh khác, nếu tiền mặt quá cao so với tổng tài sản cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự hoạt động hiệu quả.

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu

4 Vong quay khoan phai thu cang lon cang cho thay hieu qua thu hoi no cua doanh nghiep
Vòng quay khoản phải thu càng lớn càng cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu còn được gọi là Sales to receivables hoặc turnover ratio được sử dụng để đo lường doanh thu hàng năm của những khoản phải thu. Dựa vào chỉ số trên có thể thấy được mất bao nhiêu thời gian từ lúc doanh nghiệp bán được hàng đến lúc thu được tiền hàng. Để tính toán chỉ số vòng quay khoản phải thu có thể sử dụng công thức sau:

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Tổng các khoản phải thu

Chỉ số tài chính trên có thể thay đổi tùy thuộc từng thời điểm và thường được sử dụng để xác định ý nghĩa những thay đổi và xu hướng. Sau khi tính được vòng quay các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xác định được số ngày bình quân của một vòng quay các khoản phải thu bằng cách lấy 365 ngày chia cho kết quả vừa tìm được. Số ngày càng ít càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ ngắn hạn tốt.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho trung bình

Chỉ số trên có giá trị càng lớn có thể minh chứng cho việc công ty có khả năng kinh doanh tốt, hàng bán chạy và số lượng tồn kho vì thế không cao. Lượng tồn kho thấp đồng nghĩa với việc chi phí phát sinh cho việc lưu kho, dự phòng hư hỏng hàng hóa cũng giảm đáng kể.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao lại càng tốt. Thử nghĩ mà xem, điều gì sẽ xảy ra nếu công ty gặp phải sự biến động thị trường và không thể kịp nhập hàng để bán cho khách? Hơn nữa, một lợi thế khác của trữ hàng tồn kho chính là có thể bình ổn giá cả hàng hóa khi thị trường biến động, mà đây lại là yếu tố rất quan trọng để giữ chân khách hàng lâu dài từ đó nâng cao được lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Chỉ số hoạt động

Chỉ số hoạt động là một trong bốn phân loại quan trọng của chỉ số tài chính nhằm phân tích, đánh giá xem liệu hoạt động của doanh nghiệp có đang tiến triển tốt đẹp hay gặp phải vấn đề nào đó. Chỉ số hoạt động lại được phân thành chỉ số lợi nhuận hoạt động và chỉ số hiệu quả hoạt động, cụ thể như sau:

Chỉ số biên lợi nhuận thuần

5 Chi so bien loi nhuan thuan chi so tai chinh quan trong
Chỉ số biên lợi nhuận thuần – Chỉ số tài chính quan trọng

Chỉ số biên lợi nhuận thuần còn có tên gọi Profit Margin nhằm để chỉ mức lợi nhuận tăng thêm cho mỗi đơn vị hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Nói cách khác, thông qua chỉ số biên lợi nhuận thuần có thể phần nào thấy được sự hiệu quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của mỗi ngành mà chỉ số trên có thể thay đổi và được đánh giá khác nhau. Để tính toán, cần dựa vào công thức sau:

Chỉ số biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời trên tài sản

Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản còn được gọi ROA sẽ phản ánh một cách trực tiếp hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Theo đó, công thức được sử dụng cho chỉ số tài chính này là:

Tỷ suất sinh lời trên tài sản = ROA = (Thu nhập trước thuế + lãi vay) / Tổng tài sản trung bình

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cổ phần

Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cổ phần còn được gọi ROE sẽ phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động của công ty trong tổng vốn cổ phần mà công ty đang sở hữu. Cụ thể:

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cổ phần = ROE = Thu nhập ròng / Tổng vốn cổ phần bình quân

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn

Công thức tính:

ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình

ROTC hay Return on Total Capital là chỉ số được sử dụng nhằm xác định khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ những nguồn tài trợ.

Vòng quay tổng tài sản

Để tính chỉ số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp, chúng ta sẽ áp dụng công thức:

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình

Dựa vào chỉ số trên có thể biết được khả năng tạo ra doanh thu của công ty nhờ vào tổng tài sản được đầu tư. Số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ việc sử dụng tài sản hiệu quả.

>> Mở tài khoản chứng khoán Mirae Asset ngay

Vòng quay vốn cổ phần

6 Vong quay von co phan cho thay su hieu qua su dung nguon von cua cong ty
Vòng quay vốn cổ phần cho thấy sự hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty

Tương tự chỉ số vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn cổ phần sẽ cho thấy khả năng doanh nghiệp tạo được doanh thu dựa trên chính vốn cổ phần có được. Thông qua đó, có thể nhận xét được vốn cổ phần đang được sử dụng như thế nào và những yếu điểm đang tồn tại là gì để từ đó có hướng khác phục thích hợp. Công thức chung để tính vòng quay vốn cổ phần là:

Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Tổng vốn cổ phần trung bình

Chỉ số vòng quay khoản phải trả

Công thức tính:

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân

Chỉ số khoản phải trả dù quá thấp hay quá cao đều được cho rằng không có lợi cho doanh nghiệp. nếu vòng quay các khoản phải trả thấp, xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp sẽ giảm, ảnh hưởng đến uy tín làm ăn kinh doanh.

Chỉ số đòn bẩy

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Và các chỉ số rủi ro là công cụ thông báo cho doanh nghiệp biết về những nguy cơ có thể gặp phải trong tương lai nếu không kịp thời chấn chỉnh. Có thể nói, câu chuyện mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải chính là sử dụng chi phí cố định quá lớn nhưng doanh số lại đang có xu hướng tụt dốc dẫn đến làm tăng nguy cơ phá sản. Để ước lượng rủi ro, nhà quản lý nên tìm hiểu về những chỉ số sau:

Chỉ số biên lợi nhuận phân phối

7 Chi so tai chinh cong cu phan tich danh gia doanh nghiep
Chỉ số tài chính – Công cụ phân tích, đánh giá doanh nghiệp

Chỉ số biên lợi nhuận phân phối là chỉ số tài chính cho thấy phần lợi nhuận tương ứng được gia tăng nếu có sự thay đổi của đồng tiền trong doanh thu của công ty. Nói một cách dễ hiểu, nếu chỉ số biên lợi nhuận phân phối có kết quả 30%, điều này cho biết khi doanh thu tăng 100 tỷ thì lợi nhuận sẽ tương ứng tăng 30 tỷ. Công thức chung để tính chỉ số biên lợi nhuận phân phối là:

Biên lợi nhuận phân phối = 1 – (Chi phí biến đổi / Doanh thu)

Mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh

Chỉ số mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh được viết tắt OLE giúp nhà quản lý đưa ra phán đoán tương đối chính xác về sự thay đổi trong doanh thu. Mà cụ thể ứng với 1% thay đổi tăng giảm trong doanh thu sẽ tương ứng với bao nhiêu phần trăm tăng giảm trong tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Công thức tính chung là:

Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh = Chỉ số Biên lợi nhuận phân phối / % thay đổi trong ROA

Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (FLE)

8 Don bay tai chinh vua co loi vua lam tang rui ro doanh nghiep
Đòn bẩy tài chính vừa có lợi vừa làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp

Chỉ số mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính hay FLE thường được quan tâm khi những hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phải dùng đến nợ để tiến hành. Ưu điểm của chỉ số tài chính này chính là có thể kích thích tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư gia tăng đáng kể. Nhưng đổi lại rủi ro vì thế cũng gia tăng và cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh dẫn đến những nguy cơ cho doanh nghiệp. Công thức tính FLE như sau:

FLE = Thu nhập hoạt động / Thu nhập thuần

Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể

Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể được gọi là Total Leverage Effect hay viết tắt là TLE là kết quả có được từ sự kết hợp của OLE và FLE. Cụ thể:

Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể = TLE = OLE x FLE

Chỉ số lợi nhuận

Có thể nói, dựa vào chỉ số lợi nhuận có thể đưa ra những đánh giá chung về hiệu suất quản lý của một công ty. Cụ thể:

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp

9 chi so loi nhuan gop cho nha dau tu thay duoc muc loi nhuan cua doanh nghiep
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp cho nhà đầu tư thấy được mức lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận gộp còn được gọi là Gross profitability cho thấy lợi nhuận trên doanh thu mà công ty có được là bao nhiêu trong kỳ kinh doanh. Công thức được sử dụng để tính toán chỉ số tài chính này là:

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần

Cho thấy khả năng sinh lời tổng thể của doanh nghiệp dựa trên hiệu quả quản lý của nhà quản lý. Dựa vào loại hình kinh doanh khác nhau, chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần này thường không giống nhau.

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần

Chỉ số lợi tức đầu tư

Lợi tức đầu tư = Lợi nhuận thuần / Vốn chủ sở hữu

Lợi tức đầu tư còn được gọi Return on investment và được viết tắt là ROIchỉ số tài chính dùng để chỉ vốn cổ phần được sử dụng có mang đến kết quả như mong đợi hay không. Thông thường, ROI sẽ có giá trị lớn hơn chỉ số lợi nhuận trên tài sản.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong tiếng Anh là Earnings per share và được viết tắt là EPS. Chỉ số EPS cho biết lợi nhuận có được trên một cổ phiếu sau mỗi kỳ kinh doanh nhưng không tính cho cổ phiếu ưu đãi.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu = EPS = Lợi nhuận thuần / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

>> Đọc thêm: Sai lầm nghiêm trọng khi không hiểu các vấn đề liên quan đến cổ tức cần phải biết

Nên sử dụng chỉ số tài chính như thế nào?

10 Khong nen su dung mot cach may moc cac chi tai chinh trong phan tich
Không nên sử dụng một cách máy móc các chỉ số tài chính trong phân tích

Suy cho cùng, những chỉ số tài chính chỉ là công cụ nhằm hỗ trợ việc phân tích tài chính của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Bức tranh tổng thể của doanh nghiệp có thể được phác họa rõ ràng hơn thông qua những con số tính toán được. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn nằm ở bản thân nhà phân tích, tuyệt đối không nên quá lạm dụng, sử dụng các chỉ số một cách máy móc, rập khuôn.

Hy vọng những thông tin Trạng Quỳnh vừa chia sẻ mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích!

Trả lời