Hầu hết người dân Việt Nam không được trang bị kiến thức quản lý tài chính cá nhân bài bản như ở các nước phát triển. Thay vì quản lý tài chính một cách khoa học bằng các phương pháp chuyên môn thì mọi người thường phân chia nguồn tiền dựa vào cảm hứng. Nếu có tiền sẽ mang đi mua sắm, ăn chơi và phục vụ nhu cầu giải trí khác.
Vậy đâu là vấn đề trong cách chi tiêu và quản lý tài chính? Các bạn hãy dừng cách quản lý tài chính cá nhân mà bạn đang làm và tham khảo thêm cách này của Trạng Quỳnh chia sẻ nhé. Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn rất nhiều kiến thức thú vị để đảm bảo nguồn tiền không chi tiêu quá đà.
Mục lục nội dung
- 1 Quản lý tài chính cá nhân là như thế nào?
- 2 Cách quản lý tài chính cá nhân sai lầm trầm trọng
- 2.1 Không thiết lập các kế hoạch chi tiêu chi tiết
- 2.2 Không có phương pháp dự phòng tài chính
- 2.3 Chi tiêu vượt mức so với thu nhập hàng tháng
- 2.4 Không có mục đích chi tiêu rõ ràng
- 2.5 Đầu tư vào những khoản vượt quá khả năng chi trả
- 2.6 Các khoản vay nợ kéo dài không kiểm soát
- 2.7 Nhận định sai về giá trị vật chất
- 2.8 Quan niệm tiết kiệm hưu trí không quan trọng
- 2.9 Thiếu ý thức về việc quản lý tài chính cá nhân
- 3 Quản lý cá nhân bằng cách nào để khắc phục những sai lầm?
- 4 Những công cụ hỗ trợ cắt giảm chi tiêu để quản lý tài chính cá nhân
- 5 Lựa chọn các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân là như thế nào?
Bản thân mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình đều phải đối mặt với việc tài chính và quản lý tài chính. Nếu bạn không có khả năng quản lý thì cũng dễ dàng lâm vào cảnh gặp những rủi ro trong sinh hoạt như hết tiền nhưng chưa đến kỳ lương tiếp theo. Vì vậy, khi thực hiện quản lý tài chính cá nhân nên đưa ra một kế hoạch cụ thể.
Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm… Hoặc cũng có thể là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Khi bạn biết cách chi tiêu sẽ giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống.
Cách quản lý tài chính cá nhân sai lầm trầm trọng
Việc quản lý tài chính cá nhân không phải là chuyện đơn giản mà cần phải thực hiện có kế hoạch. Nếu bạn đang mắc phải các sai lầm quản lý trong tài chính như chia sẻ dưới đây thì hãy ngừng ngay lại nhé.
Không thiết lập các kế hoạch chi tiêu chi tiết
Nhiều người thường nghĩ rằng việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ không phải là chuyện quá quan trọng. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn là sai lầm khiến cho việc chi tiêu bị hạn hẹp và dẫn đến nhiều trường hợp hết tiền ngay giữa tháng. Việc thực hiện kế hoạch chi tiêu mỗi tuần, mỗi tháng là biện pháp quản lý tài chính hiệu quả và có trách nhiệm đối với cuộc sống cá nhân.
Không có phương pháp dự phòng tài chính
Sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân là không có phương pháp dự phòng tài chính. Nếu bạn chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, không có nguồn dự phòng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không may trong cuộc sống xảy ra vấn đề bạn sẽ không có khả năng xoay sở. Vì thế, việc tăng thu nhập ngoài lề sẽ là cách để đảm bảo nguồn tài chính ổn định.
>> Xem thêm: Làm thế nào để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả trong đầu tư chứng khoán?
Chi tiêu vượt mức so với thu nhập hàng tháng
Quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả đến từ việc chi tiêu bất hợp lý. Bạn có thể gặp phải tình trạng mới lấy lương và mua sắm hết gần hết số tiền mình đang cầm trong tay. Từ đó dẫn đến chi tiêu mất kiểm soát kinh tế ảnh hưởng đến ngân sách tiền cho những ngày còn lại trong tháng.
Không có mục đích chi tiêu rõ ràng
Hãy dừng ngay cách quản lý chi tiêu không rõ ràng của bạn ngay lập tức. Nếu bạn có thói quen bỏ đi các hóa đơn thanh toán sẽ khiến việc truy nguồn gốc bị gián đoạn. Khi bạn giữ lại hóa đơn chi tiêu sẽ biết được mình đã chi tiền tiền cho những đối tượng, mục đích nào. Từ đó bạn sẽ có hạn mức chi tiêu sao cho hợp lý.
Đầu tư vào những khoản vượt quá khả năng chi trả
Cách quản lý chi tiêu sai lầm mà nhiều người thường gặp phải chính là đầu tư cho những khoản có mức chi phí quá lớn. Chẳng hạn, bạn mua nhà, mua xe, mua đồ điện tử… có số tiền quá lớn so với mức thu nhập kinh tế hàng tháng. Sở hữu vật đắt tiền sẽ khiến bạn phải gồng mình chi trả định kỳ khiến mức chi tiêu bị thu hẹp.
Các khoản vay nợ kéo dài không kiểm soát
Nếu bạn đang quản lý tài chính cá nhân của mình với nhiều khoản nợ thì đây thực sự là điều tồi tệ. Khoản vay, lãi liên tục sẽ là biện pháp trước mắt của nhiều người đang bí bách. Họ thường giải quyết cái khó trước mắt nhưng chưa tính đến việc trả nợ. Số tiền cần phải trả nợ sẽ tăng lên mỗi ngày, khiến tiền làm ra không đủ chi trả. Từ đó dẫn đến nhiều rủi ro, có thể vỡ nợ, bán nhà và các đồ vật có giá trị.
>> Xem thêm: Bật mí phương pháp giúp bạn quản trị tâm lý để thành công trong đầu tư chứng khoán
Nhận định sai về giá trị vật chất
Một số trường hợp mà bạn có thể gặp khi quản lý tài chính của mình là nhận định sai về giá trị vật chất. Đây là quan niệm được nhiều người đồng tình vì họ cho rằng giá trị vật chất sẽ thể hiện được chất lượng cuộc sống.
Nếu giá trị vật chất càng lớn thì càng nghĩ rằng cuộc sống càng sung túc. Tuy nhiên, quan điểm này không hợp lý. Vì không cần phải lấy giá trị vật chất để đánh giá con người. Vật chất chỉ giúp gia tăng một phần chất lượng cuộc sống, nhưng nó sẽ không phải là tất cả.
Quan niệm tiết kiệm hưu trí không quan trọng
Một số thành phần nghĩ rằng, tiết kiệm hưu trí không mấy quan trọng. Sống cho hiện tại trước, tương lai đến sau nên không cần quan tâm. Do đó mà đồng tiền làm ra họ thường dùng để ăn chơi, mua sắm các vật chất, không có khoản tiết kiệm khi về già.
Thiếu ý thức về việc quản lý tài chính cá nhân
Sai lầm cơ bản nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân chính là thiếu ý thức khi phân bổ và quản lý. Việc quản lý tài chính cá nhân là việc làm vô cùng quan trọng để cuộc sống không có quá nhiều chật vật. Ngay từ khi có nguồn kinh tế bạn cần phải biết cách sắp xếp các khoản chi cần thiết để ưu tiên lên hàng đầu. Sau đó cắt giảm những mục chi không cần thiết.
Quản lý cá nhân bằng cách nào để khắc phục những sai lầm?
Nếu bạn đang quản lý tài chính cá nhân với những cách trên thì hãy dừng ngay. Thay vào đó là áp dụng những cách sau đây để cải thiện tình trạng chi tiêu bất hợp lý
Thực hiện quy tắc 50/20/30
- Nhóm 50%: Nhóm chi phí thiết yếu
Chi phí thiết yếu là những chi phí cần phải bỏ ra hàng tháng. Dù bạn đang ở giai đoạn nào thì những những khoản chi như vậy cũng phải được thực hiện như: mua thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,…
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không nên chi quá 50% số lương cho những chi phí này. Trong trường hợp tiền chi vượt quá mức 50% thì hãy tối giản, cắt bớt những chi phí không cần thiết.
Chẳng hạn thay vì ăn ngoài hãy tự nấu nướng tại nhà, hạn chế đi cà phê, cắt giảm việc mua sắm những đồ dùng quần áo… Hoặc thay vì đi taxi thì có thể tự di chuyển đến các địa điểm bằng xe máy…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt cần phải đóng như: tiền điện, tiền nước hàng tháng. Chỉ nên dùng điện khi cần và trước khi ra ngoài hãy tắt hết toàn bộ thiết bị sẽ giúp giảm hóa đơn chi cuối tháng xuống mức thấp nhất.
- Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt
Thực hiện quy tắc chi tiêu 5 -3-2 sẽ là cách để bạn quản lý tài chính hiệu quả. Trong đó nhóm 30% sẽ bao gồm nhiều hoạt động như: hưởng thụ, giải trí… Nếu thông thường bạn sẽ đi ăn sáng, uống nước 2 – 3 lần/tuần thì có thể cắt giảm bớt còn 1 lần/tuần.
Hoặc dùng tiền để dành cho một chuyến đi phượt cho mục đích chăm sóc sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể linh hoạt cho các khoản phải chi.
- Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ
Đây là khoản dành để tích lũy, đầu tư cho tương lai sau này. Khi để dành tiền cho nhóm này sẽ giúp bạn có một khoản chi phòng thân những lúc khó khăn. Bạn có thể dùng tiền của nhóm này để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời như: cổ phiếu, bất động sản, đầu tư giáo dục… Khi giá trị của nhóm tích lũy càng lớn sẽ chứng minh được khả năng quản lý tài chính của bạn hiệu quả.
>> Xem thêm: Khám phá bí mật về phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
Lên kế hoạch dài hạn
Kế hoạch cho tương lai là mục tiêu cho cuộc sống. Một số người mơ ước sẽ mua nhà riêng, nghỉ hưu sớm hay nghỉ việc để thực hiện ước mơ… Để thực hiện được mục tiêu trong tương lai cần kế hoạch và quản lý chi tiêu hiệu quả. Vì thế, cách quản lý tài chính theo phương pháp 5 -2-3 sẽ mang đến nhiều hiệu quả.
Việc thực hiện kế hoạch và mục tiêu tài chính nhằm mục đích để có động lực thực quản lý tài chính tốt. Bạn cần có kế hoạch tổng thể để chi tiết hóa dần với hành động trong thời gian sớm nhất.
Lợi ích khi áp dụng quy tắc 50/20/30
Quy tắc 50/20/30 là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu nhất. Bất cứ ai cũng có thể thực hành để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả. Nguyên tắc này sẽ phân chia thu nhập của bạn vào 3 nhóm chính. Các nhóm ngân sách được chia dựa trên nhu cầu cơ bản, thực tế mà bất cứ ai cũng gặp trong vấn đề quản lý sử dụng tiền. Do vậy, 50 20 30 sẽ tạo nên kế hoạch quản lý tiền đơn giản nhưng dễ hiểu để thực hiện.
Áp dụng quy tắc 50/20/30 sẽ giúp bạn luôn có sẵn một nguồn ngân sách dự bị trong tương lai. Trong bất cứ trường hợp nào, việc có sẵn một số tiền sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp các khó khăn bất ngờ như bệnh tật hay. Phục vụ các dự định cho tương lai như mua nhà, mua xe… Hơn hết sẽ giúp bạn biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, do quy tắc được thiết kế dựa trên nhu cầu cuộc sống hiện đại. Vì thế cách quản lý tài chính này sẽ phù hợp với nhiều người, áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng. Quy tắc linh hoạt dựa trên mức thu nhập của mỗi người để ổn định mức sống, nhu cầu cá nhân, tích lũy.
Lưu ý khi áp dụng quy tắc 50/30/20
Điều quan trọng mà bất kỳ phương pháp nào cũng cần có chính là tính kỷ luật. Bạn hãy dừng những cách quản lý cũ và thực hiện quy tắc mới thật kiên trì. Hãy theo đuổi quy tắc này bằng cách thực hành thói quen tiết kiệm trong mỗi tháng, mỗi quý đều đặn. Với phần tiền đã tiết kiệm tuyệt đối không được sử dụng đến trừ khi trường hợp cấp bách.
Tuyệt đối không sử dụng tiền với mục đích chi trước và tiết kiệm sau. Với cách làm này bạn sẽ không bao giờ có thể để dư được một khoản tiền nào hết. Ngay khi trong đầu đã suy nghĩ cứ tiêu trước còn mọi việc khác tính toán sau sẽ mang đến nhiều sai lầm trong cuộc sống thường nhật.
Bạn có thể chia đồng thời 3 phần hoặc phân chia theo thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, hãy chú ý không phải bất cứ ai với bất kỳ khoản thu nhập nào cũng thích hợp quy tắc quản lý tài chính này. Bạn cần phải linh hoạt trong cách điều động, phân bổ nguồn tiền sao cho hợp lý.
Đồng thời tham khảo một số phương pháp khác như phương pháp Kakeibo Nhật Bản, phương pháp 6 chiếc lọ tài chính,… Tùy theo nhu cầu của từng người mà chọn cho mình phương pháp quản lý ngân sách đảm bảo và khả thi.
Những công cụ hỗ trợ cắt giảm chi tiêu để quản lý tài chính cá nhân
Một trong những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà các bạn có thể sử dụng giảm chi tiêu hàng tháng như:
- Mua hàng từ các website để tiết kiệm chi phí. Mô hình groupon là một trong những mô hình mua hàng theo nhóm, số lượng đặt hàng càng nhiều thì giá thành sản phẩm càng rẻ. Bạn có thể chỉ cần bỏ ra số tiền chỉ bằng 50% đến 70% giá gốc khi mua hàng theo mô hình này.
- Tìm kiếm các website có các chương trình ưu đãi hấp dẫn để săn hàng giá sale, khuyến mãi hay đấu giá. Các chương trình hấp dẫn của các thương hiệu thường xuyên diễn ra vào các ngày lễ lớn hoặc cuối tháng
- Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cuối ngày của siêu thị hay cửa hàng tiện lợi
Với những công cụ hỗ trợ giảm chi tiêu sẽ giúp bạn để dành được một nguồn tiền khá lớn. Bạn có thể để dành số tiền đã tiết kiệm được cho vào quỹ tiết kiệm dài lâu của mình. Hoặc có thể dùng để đầu tư các sản phẩm, mô hình mà bạn đang theo đuổi.
Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng tiện ích theo dõi thu chi hàng tháng như: Sổ Thu Chi MISA giúp người dùng ghi chép lại các khoản thu chi hằng ngày của cá nhân hoặc gia đình. Ngoài ra, ứng dụng này còn bổ sung tính năng ghi chép chi tiêu liên quan tới một sự kiện đặc biệt nào đó (như đi du lịch, đám hỏi hay sinh nhật…)
Hay ứng dụng Fast Budget – Expense Manager giúp người dùng có thể theo dõi, kiểm tra thu nhập, chi tiêu hay các tài khoản tiết kiệm của bản thân. người dùng cũng có thể hoạch định ngân sách cho cả năm, cho tháng, thậm chí cho tuần tiếp theo. Ứng dụng quản lý chi tiêu cho Android này hỗ trợ sao lưu tự động hoặc thủ công vào thẻ SD, trên Dropbox hoặc gửi bản sao lưu vào mail.
Lựa chọn các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân
Hiện nay đang có rất nhiều công ty quản lý tài chính được thành lập và cùng với đó là các ứng dụng quản lý tài chính được ra đời. Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân sẽ là những công cụ thông minh hỗ trợ việc chi tiêu hợp lý hơn. Các ứng dụng tiện ích hỗ trợ người dùng trên các phiên bản điện thoại, máy tính…
Khi có sự hỗ trợ của công cụ này, bạn ghi chép các chi tiêu cá nhân, phân tích về tình hình tài chính, biến động số dư trong tuần, tháng… Thậm chí một số ứng dụng có thể nhắc nhở bạn về việc chi tiêu quá hạn so với mức thu nhập trung bình hàng tháng. Qua đó giúp bạn chi tiêu hợp lý và hoàn thành các mục tiêu quản lý tài chính đề ra hiệu quả.
Như vậy trên đây là gợi ý về cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay. Hãy bỏ qua phương pháp quản lý của bạn hiện tại để hướng đến những cái mới, tiện ích hơn đúng không nào. Chắc chắn việc áp dụng một cách quản lý tài chính hiện đại sẽ mang đến cho người dùng nhiều thuận lợi. Quá trình quản lý sẽ được rút ngắn, kết quả được thống kế rõ ràng theo lịch trình cụ thể.
Bài viết này của Trạng Quỳnh bạn đã có thêm cho mình phương pháp quản lý tài chính cá nhân tốt. Ngoài ra, nếu bạn đang đầu tư chứng khoán với nhiều tài khoản khác nhau nên kiểm tra và quản lý kỹ lưỡng để nhận được lợi nhuận cao nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ quản lý hộ tài khoản chứng khoán được cung cấp tại Trạng Quỳnh. Chúng tôi sẽ giúp bạn căn giá đặt lệnh hộ, báo cáo lợi nhuận hàng tuần, hàng tháng, lên chiến lược đầu tư cho số vốn của bạn nắm giữ. Hoặc giúp bạn mở tài khoản chứng khoán Mirae Asset và hỗ trợ phân tích đầu tư…
>> Xem thêm: Đây là một phương pháp giúp bạn quản trị vốn để thành công trong đầu tư chứng khoán
Mong rằng những chia sẻ này của Trạng Quỳnh sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích về việc quản lý tài chính. Hãy bỏ túi ngay phương pháp quản lý hiệu quả được bật mí bên trên bài viết nhé.