Cách đọc bảng giá chứng khoán là một trong những điều đầu tiên mà bất kỳ người tham gia thị trường nào cũng cần phải nắm vững. Nhìn vào bảng giá choáng với đầy màu sắc và con số có thể làm bạn choáng ngợp nhưng sẽ rất dễ nếu bạn hiểu được các ký hiệu và màu sắc. Hãy để Trạng Quỳnh giúp bạn làm quen với những khái niệm mới lạ trong bảng giá cũng như các lưu ý quan trọng để có thể đọc hiểu dễ dàng hơn.
Mục lục nội dung
Đôi nét về thị trường chứng khoán
Chứng khoán – Giấy xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
Chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi sở hữu một phần tài sản hoặc vốn. Người phát hành chứng khoán thường là những công ty cổ phần, tổ chức kinh tế hoặc có thể là chính phủ,… Loại bằng chứng xác nhận này có thể là cổ phiếu, trái phiếu, các sản phẩm chứng khoán phái sinh hay chứng chỉ quỹ đầu tư,…
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn
Để tiến hành giao dịch các sản phẩm chứng khoán, người mua và người bán cần có một nơi để trao đổi được gọi là thị trường chứng khoán. Tại đây, cả hai có thể tiến hành việc mua bán, chuyển nhượng tùy theo nhu cầu riêng. Đa phần những người đến với thị trường chứng khoán tường nhằm mục đích đầu tư vốn hoặc huy động vốn vào việc làm ăn kinh doanh. Do đó, không ít người còn gọi thị trường chứng khoán chính là thị trường vốn.
Trong giao dịch, thị trường chứng khoán thường được phân thành hai loại cơ bản là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Nếu dựa theo tính chất, người ta còn có thể chia thị trường chứng khoán thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Hiểu một cách đơn giản, giá trên thị trường sơ cấp là giá tạo ra từ hình thức đấu giá hoặc thỏa thuận (khi chứng khoán chưa được niêm yết). Trong khi đó, giá trên thị trường thứ cấp là giá công khái trên các sàn giao dịch và chờ khớp lệnh, khi các mã cổ phiếu đã được niêm yết.
Đọc thêm: Một cách đơn giản nhất để hiểu các lệnh mua bán chứng khoán giống như ăn kẹo
Các sàn chứng khoán uy tín tại nước ta
Tại nước ta, có hai sàn giao dịch chứng khoán chính là sàn HOSE và sàn HNX. Trong đó, sàn HOSE xuất hiện trước từ năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh và được đa phần những nhà đầu tư lớn quan tâm. Sàn HNX được thành lập sau đó vào năm 2005 tại Hà Nội nhưng nhỏ hơn sàn HOSE về quy mô lẫn khối lượng giao dịch. Ngoài ra, sàn chứng khoán Upcom được xem như sàn trung gian của hai sàn HOSE và HNX. Cụ thể những cổ phiếu khi muốn niêm yết được trên hai sàn chính thì trước tiên cần được niêm yết trên sàn Upcom.
Cổ phiếu – Sản phẩm chính của thị trường chứng khoán
Loại chứng khoán phổ biến nhất là cổ phiếu
Cổ phiếu là một sản phẩm chứng khoán được phát hành bởi công ty cổ phần nhằm kêu gọi vốn từ những nhà đầu tư trên thị trường. Nhà đầu tư sẽ kêu gọi vốn bằng cách bán cho những nhà đầu tư cổ phần của chính mình. Khi nhà đầu tư mua cổ phần họ sẽ trở thành cổ đông của công ty và giấy chứng nhận cổ phần mà họ sở hữu lúc này sẽ được gọi là cổ phiếu.
Nói cách khác, cổ phiếu là chứng từ dùng để chứng minh quyền sở hữu của cổ đông với công ty cổ phần của công ty. Và chỉ có công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu trong khi các hình thức công ty khác như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ không có quyền này.
Cổ phiếu thường được phân loại theo nhiều tiêu chí
Cổ phiếu được phân thành 3 loại cơ bản bao gồm cổ phiếu đang lưu hành, cổ phiếu được quyền phát hành và cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, trong thực tế, cổ phiếu thường được phân loại dựa vào tính chất nhiều hơn và bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trong khi người nắm giữ cổ phiếu thường có quyền bỏ phiếu, ứng cử và chịu trách nhiệm với quá trình làm ăn của công ty.
Thì người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi trái lại sẽ không có các quyền đó nhưng thay vào đó được hưởng mức cổ tức ưu đãi hơn và cũng được ưu tiên nhận cổ tức trước. Có thể nói, mục đích chính của công ty phát hành cổ phiếu chính là huy động thêm vốn cho quá trình kinh doanh. Còn mục đích chính của nhà đầu tư là cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp tiềm năng hơn tỷ suất sinh lời của những ngành khác hay không và giá cổ phiếu trong tương lai có tăng hay không.
Đọc thêm: Làm thế nào để hiểu các khái niệm và thuật ngữ về chứng khoán dễ hiểu nhất?
Cách đọc bảng giá chứng khoán tổng thể
Bảng giá của các sàn chứng khoán có giống nhau không?
Điều cần thiết đầu tiên trước khi muốn mua bán chứng khoán chính là nhà đầu tư phải tạo lập tài khoản và biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Tuy mỗi sàn chứng khoán sẽ có những mã giao dịch không giống nhau và giao diện hơi khác nhau nhưng tụ chung kết cấu các cột chính, dòng chính và màu sắc đều có sự thống nhất. Do đó, chỉ cần nắm rõ sườn chính của bảng giá, nhà đầu tư có thể nhanh chóng làm quen với bất kỳ bảng giá của sàn nào khi có nhu cầu tiến hành giao dịch.
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán tổng quát
Tại nước ta hiện nay, 2 trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất là Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngoài ra, còn có sự tham gia của rất nhiều công ty chứng khoán với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhưng tụ chung, để tạo sự tiện lợi cho người tham gia, đa phần bảng giá chứng khoán của các công ty đều giống nhau. Trong đó, một bảng giá chứng khoán thường được bố trí theo trình tự như sau:
Nhìn khái quát, để cho dễ hiểu, chúng ta có thể phân chia bảng giá chứng khoán thành 3 vùng chính bao gồm:
Vùng trên cùng
Vùng trên cùng là điểm đầu tiên nhà đầu tư cần quan sát để biết được bảng giá đang được thể hiện là thuộc về sàn giao dịch nào. Những sàn phổ thông nhất thường được xuất hiện ở vùng này sẽ được trình bày theo dạng hàng ngang. Trong đó, các sàn nổi bật thường được ưu tiên xếp thứ tự khác như: DAS, HOSE, HNX, TT HOSE, UPCOM, CW, VN30,…
Đọc thêm: Làm thế nào để hiểu 20 chỉ số tài chính quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán?
Vùng trên bên trái
Vùng trên bên trái của bảng giá chứng khoán là khu vực thể hiện biểu đồ chỉ số diễn biến trong ngày của thị trường. Nói cách khác, để hình dung khái quát nhất về sự biến động giá theo ngày, điểm thứ hai cần quan sát khi xem bảng giá chính là biểu đồ này.
Vùng trên bên phải
Tiếp tục nhìn sang phía bên phải phía trên của bảng giá, đây sẽ là bảng tổng hợp chỉ số của tất cả các sàn một cách ngắn gọn. Nhìn vào đây cũng có thể biết được xu hướng giá hiện tại đang tăng giảm như thế nào và khối lượng giao dịch tổng thể từ lúc bắt đầu phiên đến thời điểm đang xem. Bên cạnh đó, thông qua bảng tổng hợp chỉ số còn biết được tổng giá trị giao dịch, các mã đang có chiều hướng tăng, giảm hoặc đứng yên trên sàn. Cụ thể:
- Chỉ số của dòng VN-Index là tập hợp toàn bộ những cổ phiếu được giao dịch trên sàn HOSE
- Chỉ số VN30-Index bao gồm 30 cổ phiếu lớn nhất theo vốn hóa thị trường của các công ty sở hữu mã trên sàn HOSE
- Chỉ số VNXAllshare là tổng hợp toàn bộ số lượng cổ phiếu được giao dịch trên sàn HOSE và sàn HNX
- Chỉ số HNX-Index bao gồm toàn bộ những cổ phiếu được thực hiện giao dịch trên sàn HNX
- Chỉ số HNX30-Index bao gồm tổng cộng 30 cổ phiếu lớn nhất theo vốn hóa thị trường của các công ty cổ phần sở hữu mã trên sàn dịch trên sàn HNX
- Chỉ số UPCOM: là tất cả cổ phiếu được thực hiện giao dịch trên sàn UPCOM
>> Sử dụng ngay Gói vip hỗ trợ đầu tư tại Trạng Quỳnh
Cách đọc bảng giá chứng khoán theo cổ phiếu
Tiếp đến, để hiểu được giá chứng khoán biến động như thế nào theo từng mã cổ phiếu, chúng ta tiếp tục nhìn vào dòng đầu tiên bên dưới các biểu đồ chỉ số biểu diễn trong ngày và bảng tổng hợp các chỉ số. Từ trái sang phải các từ viết tắt được diễn giải ý nghĩa như sau:
CK – Mã chứng khoán
CK là từ viết tắt cho Mã chứng khoán, khi một công ty được niêm yết lên sàn bởi Ủy ban Chứng khoán NN đều sẽ được cung cấp cho một mã giao dịch riêng, không trùng với bất kỳ công ty nào đã được niêm yết trước đó. Thông thường, mã chứng khoán sẽ được tạo ra bằng chính tên viết tắt của công ty đó.
Ví dụ, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Á Cường sẽ được tạo mã là ACM, Công ty Cổ phần Suất ăn Công nghiệp Atesco sẽ được cấp mã ATS, VNM là mã chứng khoán của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk,…Trên thị trường thực tế, mỗi sàn giao dịch lớn như HNX thường có đến hàng nghìn mã chứng khoán của những công ty được niêm yết khác nhau.
Trần – Giá trần
Trần là từ viết tắt cho Giá trần hay cho dễ hiểu nó chính là mức giá cao nhất có thể đạt được của một cổ phiếu trong ngày giao dịch. Giá trần còn có tên gọi khác là giá tím bởi nó được tô màu sắc này trên bảng giá. Theo đó, tại mỗi sàn giao dịch, giá trần sẽ có mức tăng khác nhau so với giá tham chiếu. Cụ thể, ở sàn HOSE, giá trần chỉ tăng 7% so với giá tham chiếu, trong khi con số này là 10% tại sàn HNX và là 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước tại sàn UpCom.
Đọc thêm: Sai lầm nghiêm trọng khi không hiểu các vấn đề liên quan đến cổ tức cần phải biết
Sàn – Giá sàn
Sàn là từ viết tắt cho giá sàn chính là mức giá thấp nhất mà một cổ phiếu có thể giảm trong ngày giao dịch. Trong bảng giá của các sàn, giá sàn thường được tô màu xanh nên có thêm tên gọi khác là giá xanh lơ. Theo đó, tại mỗi sàn giao dịch, giá sàn sẽ có mức giảm khác nhau so với giá tham chiếu. Cụ thể, ở sàn HOSE, giá sàn sẽ giảm 7% so với giá tham chiếu, trong khi con số này là 10% tại sàn HNX và là 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước tại sàn UpCom.
TC – Giá tham chiếu
TC là từ viết tắt của Giá tham chiếu, cho dễ hiểu đây là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất hay còn gọi là phiên giao dịch ngày liền trước trên sàn HOSE và sàn HNX. Có thể thấy, giá tham chiếu luôn thấp hơn giá trần và nhỏ hơn giá sàn và dựa vào giá tham chiếu có thể xác định được hai giá trị giá trần và giá sàn.
Tên gọi khác mà giá đầu tư dùng để gọi giá tham chiếu là giá vàng bởi nó có màu vàng. Như đã nói, giá trần và giá sàn sẽ có sự chênh lệch 7% (10%) với giá tham chiếu tại sàn HOSE(HNX). Trong khi đó, trên sàn Upcom, giá tham chiếu là giá bình quân của phiên giao dịch ngày trước đó.
Dư mua
Dư mua còn được hiểu là Bên mua hay Chờ mua và bao gồm tổng cộng 3 cột trên bảng giá của mỗi sàn. Trong đó, mỗi cột lại được phân chia thành hai cột nhỏ là Giá mua và Khối lượng mua. Sự sắp xếp của 3 cột trên tùy thuộc theo mức giá cũng như khối lượng thu mua. Cụ thể, giá mua cao nhất sẽ gần cột khớp lệnh nhất và giá mua thấp nhất sẽ ở xa cột khớp lệnh nhất.
Dư bán
Dư bán còn được gọi với tên khác là Bên bán hay Chờ bán cũng bao gồm tổng cộng 3 cột tương tự như cách sắp xếp của Dư mua. Mỗi cột lại được phân chia thành hai cột nhỏ là Giá bán và Khối lượng bán. Sự sắp xếp của 3 cột trên tùy thuộc theo mức giá cũng như khối lượng được bán. Cụ thể, giá bán cao nhất sẽ xa cột khớp lệnh nhất và giá bán thấp nhất sẽ ở gần cột khớp lệnh nhất.
Khớp lệnh
Khớp lệnh hay giá khớp lệnh xuất hiện khi giá của 1 bên mua và 1 bên bán có giá trị bằng nhau. Khu vực khớp lệnh gồm có cột mã chứng khoán được lặp lại, có thể nhằm mục đích dễ quan sát. Hai cột kế tiếp là “+/-“ và “%” dùng để hiển thị chênh lệch giữa giá khớp lệnh với số tham chiếu về cả con số lẫn tỷ lệ, để nhà đầu tư dễ hình dung.
Các cột còn lại
- Cao: là mức giá khớp ở mức cao nhất trong phiên
- Thấp: là mức giá khớp ở mức thấp nhất trong phiên
- Tổng KL: Viết tắt của tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp lệnh thực tế trong phiên giao dịch
- NN mua/bán: để chỉ khối lượng cổ phiếu được mua vào hoặc được bán ra bởi những nhà đầu tư nước ngoài.
- Dư: Ám chỉ tổng lượng cổ phiếu mà những nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài có thể giao dịch.
- Room: Cột Room trong bảng giá thể hiện cho tổng khối lượng cổ phiếu mà những nhà đầu tư ngoài nước nắm giữ.
Một số quy định chung về màu sắc
Ngoài sắc tím ở cột giá trần, sắc vàng ở cột giá tham chiếu và giá xanh lơ ở cột giá sàn thì trên bảng giá còn hai màu sắc chính nữa cần chú ý là màu xanh lá và màu đỏ. Trong đó, giá và khối lượng cổ phiếu được tô màu xanh lá sẽ là mức giá cao hơn mức tham chiếu, tuy nhiên, giá xanh lá vẫn chưa cao chạm mốc trần. Giá và khối lượng cổ phiếu được tô màu đỏ sẽ là mức giá thấp hơn mức giá tham chiếu, tuy nhiên, giá đỏ sẽ không thấp đến chạm giá sàn.
Tóm lược các điểm quan trọng cần nhớ
Nói chung, sau cách đọc bảng giá chứng khoán mà Trạng Quỳnh vừa đề cập, bạn đọc cần lưu ý một số điểm trọng tâm được tóm lược như sau:
- Giá trần trên sàn HOSE là giá tham chiếu tăng thêm 7%
- Giá sàn trên sàn HOSE là giá tham chiếu giảm đi 7%
- Giá trần trên sàn HNX là giá tham chiếu tăng thêm 10%
- Giá sàn trên sàn HNX là giá tham chiếu giảm đi 10%
- Giá trần trên sàn UPCOM là giá tham chiếu tăng thêm 15%
- Giá sàn trên sàn UPCOM là giá tham chiếu giảm đi 15%
- Dư mua còn được gọi là chờ mua vì ở mức giá, khối lượng trong 3 cột đã có sẵn người chờ mua nhưng chưa có người bán (họ muốn bán với giá cao hơn) với mức giá đó nên phải chờ. Và dư bán thì ngược lại, người bán muốn bán ở mức giá tốt hơn nhưng chưa có người mua sẵn sàng ở mức giá đó nên phải chờ khớp lệnh.
- Giá màu vàng (giá tham chiếu) luôn nhỏ hơn giá màu tím (giá trần) và lớn hơn giá màu xanh lơ (giá sàn)
- Giá màu xanh (giá tăng) luôn nhỏ hơn giá màu tím (giá trần) và lớn hơn giá màu vàng (giá tham chiếu)
- Giá màu đỏ (giá giảm) luôn nhỏ hơn giá tham chiếu (giá vàng) và lớn hơn giá xanh lơ (giá sàn)
>>Tìm hiểu thêm về dịch vụ Quản lý hộ tài khoản chứng khoán của Trạng Quỳnh
Tham khảo một số lệnh chơi chứng khoán phổ biến
Sau khi nắm bắt được cách đọc bảng giá chứng khoán, các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ về các lệnh chứng khoán trên thị trường. Bởi nắm rõ lệnh mới có thể tiến hành giao dịch trên mỗi sàn mà không gặp phải nhầm lẫn, một số lệnh không thể hủy được có thể dẫn tới thiệt hại cho người đặt lệnh.
Đúng vậy, mỗi sàn thường có các lệnh khác nhau và cách thức đưa vào hệ thống cũng không giống nhau. Cụ thể như lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh dừng, lệnh xu hướng, lệnh ATC/ATO,… Không hiểu lệnh thì khả năng đạt sai lệnh, không được nhập lệnh vào hệ thống thường khá cao.
Kết luận
Tóm lại, tuy bảng giá chứng khoán bao gồm nhiều thông tin mã chứng khoán và các con số nhưng cách đọc bảng giá chứng khoán không quá phức tạp. Người đọc chỉ cần nắm rõ những quy tắc về màu sắc, tuần tự theo dõi theo hướng dẫn từ trên xuống và nắm vững các ký hiệu viết tắt đã được giảng giải ở phần trên.