Tại sàn giao dịch có đến hàng nghìn mã chứng khoán khác nhau vậy làm thế nào để biết được đâu là mã chứng khoán đáng tin cậy và nên đầu tư kiếm lời? Để có thể nắm bắt thị trường, trở thành nhà đầu tư khôn ngoan, ngoài những kiến thức nền tảng, người tham gia thị trường cần nắm được cách thức định giá cổ phiếu. Dựa vào kết quả có được nhà đầu tư sẽ tự khắc biết đây có phải là cổ phiếu tiềm năng hay nên loại bỏ khỏi danh mục đầu tư của chính mình. Hãy cùng Trạng Quỳnh tham khảo thêm nội dung chi tiết thông qua bài viết sau để có cái nhìn rõ nét hơn.
Mục lục nội dung
Tại sao nên tiến hành định giá cổ phiếu?
Định giá cổ phiếu để đầu tư hiệu quả
Sở dĩ chúng ta cần tiến hành định giá cổ phiếu bởi giá bán của nó đang được rao trên thị trường chưa chắc đã trùng khớp với giá trị thực mà có thể cao hơn nhiều hoặc thấp hơn nhiều. Lấy ví dụ, cổ phiếu của công ty A hiện đang có giá bán tại sàn HOSE là 300 nghìn đồng trong khi giá trị nội tại của nó chỉ là 150 nghìn đồng. Điều này có nghĩa, giá bán mà sàn đưa ra không khớp với giá trị thực của cổ phiếu.
Cổ phiếu A đang được định giá khá cao và không nên mua vào bởi có nguy cơ giảm giá mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn đang nắm giữ cổ phiếu A thì đây lại là thời điểm rất thích hợp để rao bán. Như vậy, chính việc định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư nhận biết được đâu là hướng đi đúng đắn để tránh được các nguy cơ rủi ro và có được nhiều lợi nhuận hơn khi tham gia thị trường.
Đọc thêm: Một cách đơn giản nhất để hiểu các lệnh mua bán chứng khoán giống như ăn kẹo
Giá thị trường của cổ phiếu tại thị trường hiệu quả sẽ đáng tin hơn
Ngoài ra, giá trị nội tại của một cổ phiếu còn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường giao dịch. Khi sàn giao dịch có tính hiệu quả càng cao sẽ càng có giá trị thị trường của cổ phiếu gần sát với giá trị thực của cổ phiếu. Sở dĩ nhà đầu tư hầu hết chỉ muốn tham gia những sàn chơi lớn như HOSE hay HNX bởi nó là thị trường hiệu quả, trong khi các sàn nhỏ lẻ khác thì không.
Nói tóm lại, sau khi định giá cổ phiếu, nếu giá trị tìm được thấp hơn hoặc bằng giá thị trường của chính nó thì không phải là thời điểm thích hợp để mua. Nếu đang sở hữu cổ phiếu, nên bán vào lúc này để kiếm lời. Ngược lại, nếu giá trị tìm được cao hơn so với giá trị thị trường của chính nó thì đây là thời điểm nên mua vào để chờ cổ phiếu tăng giá trong tương lai.
Có thể định giá tất cả các mã cổ phiếu khi nắm vững công thức?
Các công thức chỉ là công cụ cần có
Có một nhận định chưa chính xác mà khá nhiều người mắc phải rằng việc định giá cổ phiếu chính là chỉ cần nắm vững và áp dụng thành thạo tất cả các công thức. Tuy nhiên, “Người nào cho rằng có thể định giá tất cả công ty là điều ảo tưởng” (Warren Buffett). Đúng vậy, mỗi công ty đều có sự khác biệt nhất định về chu kỳ kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, năng lực của đội ngũ nhân sự và nhiều yếu tố khác tác động.
Do đó, nếu chỉ dựa vào những công thức có sẵn và áp đặt một cách máy móc đôi khi sẽ không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng. Lấy ví dụ đơn giản, Ronaldo có thể không phải là người nấu ăn ngon nhưng khả năng chơi bóng đá của anh thì không thể phủ nhận. Cần có thước đo phù hợp cho từng trường hợp cụ thể và đôi khi cũng rất khó để có thể đưa ra được một thước đo chính xác.
Nên đầu tư nhiều vào kiến thức trước khi tham gia thị trường
Nói như vậy nên làm thế nào để biết cổ phiếu nào đó có đáng đầu tư hay không? Có thể nói, sẽ là lãng phí thời gian nếu bạn cố gắng định giá tất cả các cổ phiếu. Trước hết, để chọn được cổ phiếu thích hợp nên xác định đâu là phân khúc phù hợp với chính mình. Đây là điều quan trọng nhất để có thể làm giảm rủi ro và khoanh vùng hiệu quả những cổ phiếu đáng bận tâm.
Cách làm này cũng giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và giúp nhà đầu tư đưa ra những nhận định chính xác hơn. Ngoài ra, nên tìm hiểu tất cả các kiến thức liên quan đến định giá cổ phiếu cũng như những kiến thức trọng yếu, nền tảng khác để có cái nhìn đa chiều, phân tích chuyên sâu cần thiết.
Đọc thêm: Làm thế nào để hiểu 20 chỉ số tài chính quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán?
Điểm danh các công thức định giá cổ phiếu phổ biến
- Phương pháp P/E
- Phương pháp P/B
- Phương pháp định giá theo chiết khấu dòng cổ tức
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA.
- Phương pháp P/S
- Phương pháp PEG
- Công thức Benjamin Graham
- …
Các bước cần thiết để định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp
Tìm hiểu sơ lược tất cả các thông tin về doanh nghiệp
Tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp là điều cần làm đầu tiên thay vì cứ chăm chăm vào bảng báo cáo tài chính và phân tích những con số của hiện tại. Đúng vậy, thông qua ngành nghề công ty đang tham gia, mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới, đội ngũ quản lý, nhân sự, nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh đã đạt được, lợi thế cạnh tranh trong ngành,…sẽ cho nhà đầu tư một bức tranh tổng thể về tính khả thi khi chọn cổ phiếu của công ty.
Thử tính toán kết quả kinh doanh của công ty
Hiện nay, có hai giải pháp giúp nhà đầu tư có thể sử dụng để ước lượng tính hiệu quả kinh doanh của một công ty chính là phương pháp Top – down và phương pháp Bottom Up.
Top – Down
Đây là cách tiếp cận theo chiều hướng từ trên xuống, từ khái quát đến chi tiết để có thể nắm bắt một cách tổng quát nhất có thể về tình hình của một doanh nghiệp. Tuy phương pháp này được cho là khá đơn giản và có tính chính xác cao nhưng dễ lại dễ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ chủ quan. Các chỉ tiêu cần quan tâm khi áp dụng phương pháp này thường liên quan đến sự tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái,…
Đọc thêm: Làm thế nào để hiểu các khái niệm và thuật ngữ về chứng khoán dễ hiểu nhất?
Bottom – Up
Trái ngược hoàn toàn với phương pháp Top – Down, khi áp dụng phương pháp Bottom – Up chỉ cần tập trung tất cả sự phân tích, đánh giá vào nội tại, những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Lấy ví dụ như tình hình tài chính của công ty, hiệu quả quản lý hàng hóa, khả năng cung cầu,….
Chọn phương pháp đánh giá phù hợp
Sau khi hoàn tất giai đoạn tìm hiểu về công ty và phân tích khái quát, điều tiếp theo nhà đầu tư cần làm chính là đưa ra nhận định đâu là những yếu tố cốt lõi trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp nhà đầu tư chọn lựa được phương pháp, công thức định giá cổ phiếu thích hợp nhất để biết được giá trị nội tại của cổ phiếu.
Trong thực tế, có hai mô hình được dùng để định giá phổ biến bao gồm: mô hình định giá tương đối và mô hình định giá tuyệt đối. Tùy trường hợp nhà đầu tư có thể lựa chọn để cho ra kết quả sát với giá thị trường nhất có thể.
Một số công thức định giá cổ phiếu phổ biến
Định giá cổ phiếu bằng tỷ số P/E
P/E là viết tắt của Price to Earnings và được tính toán bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu để chia cho lợi nhuận sau thuế (EPS) của chính nó. Vậy P/E bao nhiêu là hấp dẫn nhất và đáng để đầu tư? Khi mức P/E hiện tại càng thấp so với mức trung bình dài hạn thì cổ phiếu đó sẽ càng được đánh giá cao.
Nói cách khác, không có mức P/E cụ thể nào để có thể dựa vào đó đưa ra kết luận về có nên đầu tư cổ phiếu của một công ty hay không. Nhưng có thể dựa vào con số tính toán được để làm cơ sở dự đoán giá trị tương lai của cổ phiếu.
Định giá cổ phiếu bằng tỷ số P/B
P/B là viết tắt của Price to Book Value, đây được xem là cách thức định giá cổ phiếu một cách đơn giản nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện. Với cách làm phổ biến, để có được kết quả tương đối tin cậy, tốt hơn hết nên so sánh tỷ lệ P/B tính toán được với con số trung bình ngành.
Nhưng khi chọn phương pháp P/B, nhà đầu tư lại mắc phải nhược điểm lớn nhất chính là giá trị ghi sổ chỉ có thể phản ánh chính xác giá trị hữu hình của doanh nghiệp trong khi giá trị vô hình thì lại không. Như vậy, lợi thế cạnh tranh của công ty hoàn toàn không được nhắc đến trong công thức này. Đây chính là một thiếu sót quan trọng có tính quyết định đến giá trị tương lai của cổ phiếu.
Đọc thêm: Sai lầm nghiêm trọng khi không hiểu các vấn đề liên quan đến cổ tức cần phải biết
Chiết khấu dòng cổ tức
Chiết khấu dòng cổ tức cũng là một trong những giải pháp rất hiệu quả để có thể định giá cổ phiếu của một công ty so với giá thị trường của nó. Nói đơn giản, dựa vào dòng tiền mà nhà đầu tư kỳ vọng về cổ tức nhận được cũng như giá bán cổ phiếu trong tương lai có thể tính toán để xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu.
Như vậy, việc cần làm ở đây là chiết khấu dòng cổ tức về hiện tại bởi giữa cổ tức và giá bán có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Chính cổ tức hấp dẫn hay không sẽ là động lực tăng hay giảm cho giá bán cổ phiếu. Nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm về mô hình cổ tức một giai đoạn và mô hình cổ tức nhiều giai đoạn để có thể định giá có chính xác nhất có thể.
Các phương pháp khác
Bên cạnh những phương pháp vừa giới thiệu vẫn còn rất nhiều giải pháp có thể dùng để định giá cổ phiếu. Lấy ví dụ như: phương pháp định giá FCFF hoặc FCFE, EPV, Katsenelson Absolute PE hay công thức Benjamin Graham,…
Kết luận
Nói tóm lại, theo Trạng Quỳnh, định giá cổ phiếu không phải chỉ cần dựa vào công thức là đủ. Việc tham khảo và tìm hiểu tất cả các công thức là rất có ích nhưng điều quan trọng hơn hết chính nhà đầu tư cần có cái nhìn đa chiều, tổng thể. Biết được đâu mới là giải pháp thực sự phù hợp nhất với tình hình thực tại của công ty từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.