Đối với nhà đầu tư chứng khoán, để chọn được danh mục tiềm năng thì đọc hiểu báo cáo tài chính là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để đọc hiểu và khai thác hiệu quả những thông tin trong bảng báo cáo tài chính quả không phải là điều đơn giản đối với những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được hướng dẫn. Hiểu được điều đó, Trạng Quỳnh sẽ giúp bạn tóm gọn cách đọc báo cáo tài chính ngay trong nội dung sau một cách dễ hiểu nhất. Từ đó có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình chung của doanh nghiệp, đánh giá đúng giá trị nội tại của cổ phiếu và có được hướng đầu tư thích hợp.
Mục lục nội dung
- 1 Tại sao việc đọc hiểu báo cáo tài chính được cho là quan trọng?
- 2 Cách đọc báo cáo tài chính
- 3 Những điểm phân tích cần tiến hành với bảng báo cáo tài chính
- 3.1 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu?
- 3.2 Theo dõi doanh thu qua các năm tăng hay giảm?
- 3.3 Chi phí khác ổn định hay biến đổi tăng bất thường?
- 3.4 Dòng tiền luân chuyển có ổn định không?
- 3.5 Giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho tăng
- 3.6 Công ty huy động vốn bằng cách thường xuyên phát hành thêm cổ phiếu?
- 3.7 Tài sản đảm bảo và các khoản nợ có tương xứng nhau?
Tại sao việc đọc hiểu báo cáo tài chính được cho là quan trọng?
Báo cáo tài chính tóm gọn tình hình kinh doanh của công ty
1 Nắm được báo cáo tài chính sẽ nắm được tình hình công ty
Có thể hiểu một cách đơn giản báo cáo tài chính
là bảng tóm gọn tất cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp bao gồm tài sản, nguồn vốn. Bên cạnh đó, khi khai thác tốt, nhà phân tích còn nắm bắt được tình hình kinh doanh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai hay dòng vốn lưu động của doanh nghiệp có đang được quản lý tốt hay không?…Thông thường, báo cáo tài chính sẽ được lập định kỳ cuối quý hoặc cuối năm và chủ yếu gồm 4 báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Tất cả những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp đều cần báo cáo tài chính
Chủ doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên cần đến bản báo cáo tài chính sau mỗi kỳ hoạt động. Thông tin từ bản báo cáo có thể chỉ rõ những vấn đề doanh nghiệp gặp phải, những nhược điểm cần khắc phục, ưu điểm cần phát huy hay những con số cần được điều chỉnh để từ đó cải thiện được tình trạng hiện tại, thúc đẩy nâng cao doanh số, làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Để làm được điều này, bản thân nhà quản lý cần có cách đọc báo cáo tài chính và phân tích các số liệu kỹ lưỡng, tinh tế.
Đọc thêm: Cách nhanh nhất để hiểu về thị trường chứng khoán
Các đối tượng khác
Ngoài ra, bên cạnh chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cung cấp, Nhà nước hay ngân hàng cũng rất cần thông tin từ báo cáo tài chính để nắm bắt được tình hình của công ty. Tuy nhiên, mỗi đối tượng thường tập trung khai thác những con số riêng tùy theo mục đích cần có được. Lấy ví dụ, đối với ngân hàng, họ quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn.
Họ cần biết doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay không và khả năng xoay vòng vốn như thế nào,… Khi doanh nghiệp đang có tình hình sức khỏe tài chính không ổn định, để làm giảm rủi ro, ngân hàng có thể sẽ tăng lãi suất cho vay, giảm hạn mức tín dụng hoặc yêu cầu thêm tài sản thế chấp nếu cần thiết,…Đối với nhà đầu tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp họ có được câu trả lời có nên đầu tư hay không hay có nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu không để đảm bảo lợi ích trong tương lai.
Cách đọc báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Điều đầu tiên mà bất kỳ ai cũng cần nhớ trước khi đọc bảng báo cáo tài chính chính là tổng tài sản luôn bằng tổng nợ phải trả cộng với tổng vốn chủ sở hữu. Con số cuối mỗi kỳ của cả hai vế trên cần phải cân bằng nhau thì mới được xem là hợp lý. Trong đó,
Phần tài sản
Phần tài sản của doanh nghiệp được phân chia thành hai phần chính bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ chuyển thành tiền mặt dưới 12 tháng như: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho,… Và tài sản dài hạn bao gồm những tài sản có thời gian dùng từ 12 tháng trở lên như: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được phân vào phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. Cần nhấn mạnh lần nữa trong cách đọc báo cáo tài chính phần tài sản cần bằng phần nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu. Theo đó, nợ phải trả chính là phần nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp cần thực hiện với các đối tác. Và vốn chủ sở hữu là phần thể hiện số vốn đã được góp vào doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế và các khoản trích cho quỹ đầu tư phát triển cũng thuộc vốn chủ sở hữu.
Cách đọc
Như vậy, để đọc được bảng cân đối kế toán, nên liệt kê những danh mục quan trọng nhất và có tính cần thiết đối với mục tiêu sử dụng để có sự tập trung tuyệt đối vào vấn đề cần khai thác. Tiếp đến cần tính tỷ trọng của những khoản mục vừa liệt kê để có thể thấy được các biến động tại thời điểm báo cáo.
Sau khi có được những chỉ số cần thiết, nhà đầu tư có thể phân tích liệu những con số tìm được có hợp lý hay không. Tùy thuộc vào mỗi ngành khác nhau mà một chỉ số có thể được cho là hợp lý hoặc bất hợp lý. Điều này có thể được tìm hiểu kỹ hơn khi kết hợp thông tin được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Đọc thêm: Làm thế nào để chọn mua cổ phiếu tốt nhất?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường tập trung trình bày về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động kinh doanh. Trong đó, 3 mảng chính được đề cập đến bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Trong cách đọc báo cáo tài chính, để đọc được bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cần thực hiện tuần tự theo các bước sau:
- Phân loại và tiến hành tách riêng doanh thu và chi phí trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tính tỷ trọng của mỗi loại doanh thu (chi phí) so với tổng doanh thu (chi phí) cũng như sự thay đổi so với số liệu cùng kỳ.
Dựa vào kết quả tính toán được, nhà đầu tư có thể tự đúc kết về các khoản mục như doanh thu, giá bán và chi phí đã có sự thay đổi như thế nào và đang theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Và từ đó đưa ra những yếu tố tác động cũng như hướng để khắc phục.
Đọc thêm: Khám phá bí mật về 10 sàn giao dịch chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dùng để trình bày về dòng tiền thu về và chi ra thực tế của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Nhiều người cho rằng đây là báo cáo có thể bỏ qua trong cách đọc báo cáo tài chính nhưng trên thực tế nó lại rất quan trọng.
Mỗi báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được phân thành ba phần chính bao gồm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Theo đó, dòng tiền chi ra sẽ được thể hiện dấu âm (dấu ngoặc đơn) và dòng tiền thu vào sẽ được thể hiện dấu dương.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp tất cả những thông tin chi tiết cần thiết dùng cho việc giảng giải những con số được trình bày ở ba bản báo cáo trước bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thông thường, thuyết minh báo cáo tài chính sẽ được phân thành hai phần chính bao gồm phần tìm hiểu doanh nghiệp và phần thuyết minh về các khoản mục.
Nhiều người cho rằng, phần tìm hiểu doanh nghiệp trong bản thuyết minh là không cần thiết nhưng trên thực tế nó chính là cơ sở để giải đáp các thắc mắc quan trọng. Lấy ví dụ như tại sao tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp cao nhưng vẫn được cho là hợp lý. Bởi rất có thể lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là thương mại và đối tượng khách hàng chính là khách sỉ. Do đó, việc trữ hàng thường xuyên với số lượng lớn là hoàn toàn hợp lý.
Đọc thêm: Sự thật khó tin khi định giá cổ phiếu trong thị trường chứng khoán
Những điểm phân tích cần tiến hành với bảng báo cáo tài chính
Thông qua cách đọc báo cáo tài chính, có thể đưa ra một số đánh giá cơ bản về doanh nghiệp như vấn đề tồn đọng hàng tồn kho là gì? Các khoản phải thu đang chiếm tỷ lệ bao nhiêu và có hợp lý không hay khả năng thu hồi công nợ của công ty,…Tuy nhiên, để có cái nhìn chuyên sâu hơn, hãy thử “mổ xẻ” bản báo cáo với một số điểm phân tích như sau:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu?
Dựa vào hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có thể thấy được liệu tình hình sử dụng nợ của công ty so với tài sản thực có như thế nào. Khi chỉ số có được lớn hơn 1 tức so với những gì công ty có, số nợ họ đi vay mượn để đáp ứng cho hoạt động còn nhiều hơn. Ngoài ra, một chỉ số khác cũng khá quan trọng chính là khả năng thanh toán lãi vay của công ty. Chỉ cần lấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chia cho lãi vay sẽ thấy được liệu doanh nghiệp có thể tiếp tục đáp ứng các khoản đã vay nợ từ phía đối tác hay không.
Nếu hệ số trên nhỏ hơn 5, nên có giải pháp nhanh chóng để khắc phục. Đối với nhà đầu tư, nên theo dõi liên tục con số trên trong vòng năm năm gần nhất để biết được xu hướng của công ty. Khi tình hình được cải thiện dần, có thể cho là cách quản lý của công ty tốt và tiếp tục đầu tư. Trong khi đó, nếu các hệ số cho thấy kết quả mỗi lúc một tiêu cực thì việc đầu tư vào giai đoạn này có thể sẽ gặp phải nhiều rủi ro.
Theo dõi doanh thu qua các năm tăng hay giảm?
Để ước đoán liệu công ty có đang làm ăn tốt hay không, chúng ta có thể nhìn vào doanh thu có được vào cuối mỗi năm tài chính của 3 năm gần nhất hoặc nhiều hơn nếu muốn. Khi doanh thu đang có xu hướng giảm dần chứng tỏ việc kinh doanh đang gặp phải vấn đề.
Với nhà đầu tư, cần tìm ra đúng nguyên nhân để có thể cải thiện doanh thu cho thời gian tới. Lấy ví dụ như xem lại có nên cắt giảm chi phí nào hay không, tình hình thu hồi công nợ của công ty đang diễn biến như thế nào hay sản phẩm có cần phải cải tiến để bắt kịp thị hiếu không,…Các đối tác của công ty cũng có thể dựa vào chỉ tiêu trên để đánh giá tiềm năng và khả năng hợp tác với công ty.
Đọc thêm: Khám phá bí mật cách đọc bảng giá chứng khoán nhanh nhất
Chi phí khác ổn định hay biến đổi tăng bất thường?
Trong cách đọc báo cáo tài chính, nhiều người thường bỏ qua khoản mục chi phí khác bởi cho rằng nó không liên quan nhiều đến việc kinh doanh. Tuy nhiên, cần cẩn thận suy xét con số trên lớn bất thường là do nguyên nhân nào, so với năm trước đó đã tăng bao nhiêu lần và dự báo xem liệu nó có thể tiếp tục xuất hiện trong những năm tài chính tiếp theo hay không.
Thông tin giải thích có thể được tìm thấy trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, trong trường hợp người làm báo cáo không đề cập đến nguyên nhân, bạn có quyền nghi ngờ tính xác thực của báo cáo và yêu cầu được cung cấp thêm số liệu.
Dòng tiền luân chuyển có ổn định không?
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra suôn sẻ, sự ổn định của dòng tiền là điều vô cùng quan trọng. Nói cách khác, dòng tiền còn là thước đo cho biết tình hình sức khỏe của công ty. Để kiểm tra liệu dòng tiền có đang hoạt động bình thường hay không, có thể kiểm tra số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoặc tính toán một số chỉ số tài chính liên quan khác.
Cụ thể, thông qua chỉ số thanh toán hay chỉ số thanh toán nhanh có thể phần nào thấy được tính hiệu quả của dòng tiền. Khi lưu chuyển dòng tiền thuần trong năm của một công ty biến động bất thường qua các năm theo chiều hướng giảm thì điều đó chứng tỏ sức khỏe doanh nghiệp có thể không được ổn định.
Đọc thêm: Một cách đơn giản nhất để hiểu các lệnh mua bán chứng khoán giống như ăn kẹo
Giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho tăng
Trong cách đọc báo cáo tài chính, không nên bỏ qua hai khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán chính là khoản phải thu và hàng tồn kho. Tiền bị chôn tại hai khoản mục này thường không tạo ra lợi nhuận cho công ty mà chủ yếu làm phát sinh các chi phí liên quan như: chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí chiết khấu thanh toán hay chi phí cơ hội,…
Nói cách khác, nếu giá trị của hàng tồn kho hoặc khoản phải thu quá cao so với dự tính hoặc bất chợt tăng so với năm trước đó thì nên cẩn thận suy xét liệu nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, có thể cấp nhận được hay không hay cần làm như thế nào để khắc phục. Việc quản lý hàng tồn kho và khoản phải thu không tốt còn cho thấy năng lực yếu kém của nhân sự công ty.
Công ty huy động vốn bằng cách thường xuyên phát hành thêm cổ phiếu?
Một điểm cần lưu tâm khác khi phân tích báo cáo tài chính của một công ty cổ phần chính là liệu giá trị nội tại của cổ phiếu có được ổn định và tăng trưởng tốt không. Rất nhiều công ty thường xuyên phát hành thêm cổ phiếu mới hàng năm để huy động thêm nguồn vốn hoặc sử dụng chia cổ tức. Cách làm này có thể nhanh chóng pha loãng giá trị mỗi cổ phần, khiến giá cổ phiếu biến động thường xuyên và trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.
>>Tham khảo Dịch vụ Quản lý hộ tài khoản chứng khoán tại Trạng Quỳnh
Tài sản đảm bảo và các khoản nợ có tương xứng nhau?
Trong cách đọc báo cáo tài chính, khi nợ vay liên tục lớn hơn tài sản đảm bảo trong nhiều năm báo cáo tài chính sẽ cho thấy nguy cơ không thể thanh toán tốt các khoản nợ trong tương lai. Việc sử dụng quá nhiều đòn bẩy sẽ dễ khiến công ty mất kiểm soát và chịu áp lực lớn về nợ. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng đối với những công ty đang gặp phải tình huống trên để đảm bảo thời gian thu hồi vốn. Về phương diện nhà quản lý, nên đặt câu hỏi liệu có nên bán bớt tài sản để giảm nợ hay gia tăng vốn chủ sở hữu để chỉ số tài chính được cải thiện.
Hy vọng với những chia sẻ về cách đọc báo cáo tài chính mà Trạng Quỳnh vừa trình bày có thể giúp bạn đọc có được cái nhìn đa chiều hơn đối với báo cáo tài chính của một công ty.
>> Mở tài khoản chứng khoán Mirae Asset